Trong hai ngày 30 và 31/10, TS. Bùi Hồng Đăng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cùng đoàn công tác đã tham dự Hội nghị lãnh đạo cấp cao các trường Đại học và Cao đẳng, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Sự tham gia này nhằm đồng hành và đóng góp vào quá trình Đổi mới sáng tạo trong hệ thống giáo dục.

Diễn đàn là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Hoạt động “Nguồn nhân lực cho Đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp" (WISE) tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Mạng lưới Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp các trường Đại học và cao đẳng (VNEI).

TS. Bùi Hồng Đăng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh (thứ 4 từ trái qua) tham dự Hội nghị.

Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh Tham gia tại diễn đàn với tư cách là thành viên của mạng lưới Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp các trường Đại học và cao đẳng (VNEI) với sự có mặt tham dự của

  1. TS. Bùi Hồng Đăng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh
  2. ThS. Hoàng Thị Thoa – Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo & Khởi nghiệp Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh.

Diễn đàn đã đi đến những sáng kiến về phát triển và xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt chú trọng vào tinh thần hợp tác, đồng kiến tạo các kế hoạch hành động giữa các trường thành viên bao gồm: 1. Xây dựng chương trình ươm tạo chung, kết nối sinh viên các trường thành viên; 2. Mở mã ngành đào tạo về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp; 3. Xây dựng chương trình Innovation Tour; 4. Xây dựng Learning Hub; 5. Xây dựng chuỗi hoạt động kết nối Hệ sinh thái các trường thành viên.

Diễn đàn thống nhất 5 chương trình hành động của các trường: 1. Hợp tác Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; 2. Tăng cường hợp tác nghiên cứu các mô hình phát triển bằng đổi mới sáng tạo cho Việt Nam; 3. Chuyển giao tri thức và ứng dụng KHCN để giải quyết các vấn đề lớn của xã hội như biến đổi khí hậu, an sinh xã hội, phát triển bền vững…; 4. Cùng nhau xây dựng các diễn đàn chính sách, đối thoại, các hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia về đổi mới sáng tạo; 5. Kết nối các nguồn lực, chia sẻ cơ hội phát triển cho tất cả các thành viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Và có những đồng thuận chung như xác định rõ việc tăng cường mối quan tâm trong hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo là một trong các mục tiêu quan trọng của các Trường Đại học, nhận thức rõ hoạt động đổi mới sáng tạo tại các Trường Đại học hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức cả về cơ sở pháp lý lẫn thực tiễn triển khai. Vì vậy cần tăng cường hợp tác chặt chẽ không chỉ các Trung tâm Đổi mới sáng tạo mà còn giữa các trường đại học để hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy và thực hiện các hoạt động ĐMST trong đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng

Các khách mời cũng được tham quan các dự án “Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam” (VIIE) 2023 tại NIC Hoà Lạc.

Ths. Hoàng Thị Thoa – Giám đốc Trung tâm ĐMST & KN Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh ( thứ 5 từ phải qua ) tham dự triển lãm.

Để góp phần phát triển Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam; Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh sẽ tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của các viện, trường, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, giảng viên, kết nối nhu cầu giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cũng đang nỗ lực tạo thêm những chương trình, các gói để hỗ trợ sinh viên tiếp cận được với nguồn công nghệ mở, tiếp cận được thị trường mở, sản phẩm vào các thực tiễn.

Ban biên tập WEB HUIT

Theo Trung tâm Đổi mới Sáng tạo & Khởi nghiệp

Hình ảnh: VNEI , NIC